DU HỌC SINH VIỆT NAM ĐANG LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NHẬT BẢN?

Du học sinh Việt Nam đang lấp đầy khoảng trống người lao động Nhật Bản?

Năm 2018, lượng nhân công nước ngoài làm việc tại Nhật đã vượt quá mốc 1 triệu theo một nghiên cứu của Bộ Lao động. Trong các hạng mục nhân công nước ngoài, “du học sinh Nhật Bản” chiếm một sự tăng trưởng đáng.

Trong các hạng mục nhân công nước ngoài, “du học sinh” chiếm một sự tăng trưởng đáng kể từ 168000 năm 2015 lên đến 210000 trong năm 2018. Du học sinh chiếm khoảng 1/5 lượng nhân công nước ngoài làm việc tại Nhật. Xu hướng này sẽ còn gia tăng khi Bộ giáo dục dự kiến sẽ tăng số học sinh nước ngoài tại Nhật lên 300000 vào năm 2020.

Du học sinh là nhân công?

Nhưng hãy chờ một chút! Du học sinh là học sinh, không phải nhân công nước ngoài. Tại sao họ lại được xếp vào hạng nhân công? Tại sao chuyện lao động lại trở thành hành vi chính của một bộ phận lớn “du học sinh”?

Có thứ gì đó đã đi chệch hướng. Nếu như nước Nhật muốn mang về nhiều du học sinh hơn trước để khuyến khích trao đổi văn hoá. Và những thứ tốt đẹp khác nhưng thực tế là đất nước này đang tuyệt vọng về nguồn lao động giá rẻ thì có lẽ chính phủ không nên quá thẳng thắn khi đưa du học sinh Nhật Bản vào các thống kê về nhân công nước ngoài.

Sự thật về vấn đề này là các nhân công nước ngoài đang giữ lại mọi thứ cho chúng ta – lấp vào chỗ trống trong những cửa hàng tiện lợi, quán ăn gia đình, dịch vụ vận chuyển và những dịch vụ quan trọng khác.

Triết lý “Khách hàng là số 1” nổi tiếng của Nhật Bản những năm gần đây; đẻ ra nhiều quán ăn 24 giờ; dịch vụ vận chuyển chọn giờ và các dịch vụ đặc biệt hơn. Doanh số trực tuyến đã thúc mạnh nhu cầu lao động vượt ngưỡng; và nguồn cung đơn giản là không thể theo kịp. Đó là lúc nguồn lao động nước ngoài nhập cuộc.

Tuy nhiên việc thiếu lao động vẫn tiếp diễn. Yamato Transport đã tăng giá để giảm thiểu sự thiếu hụt lao động. Một vài quán ăn cân nhắc bỏ dịch vụ 24 giờ.

Đương nhiên, không gì tốt bằng việc sử dụng nhân công nước ngoài để lấp đầy sự thiếu hụt lao động. Mức lương thấp bạn trả cho họ vẫn còn cao hơn những gì họ nhận được ở quê nhà.

Đâu là lí do?

Lý do cho chuyện này là vì Cục xuất nhập cảnh không cấp visa lao động. Các visa cho các lĩnh vực chuyên môn cho phép người ta làm việc nhưng không tồn tại thứ gọi là “visa lao động”.

Visa du học sinh cho phép người ta làm việc 28 tiếng 1 tuần theo Luật nhập cư số 19.5. Nhờ thế mà các ông chủ phát hiện ra nếu họ đưa những du học sinh này (dễ khai thác, giá rẻ) tham gia vào thị trường lao động bằng cửa sau. Thì có thể thuê nhân công bằng một thứ visa hiệu quả tương đương visa lao động.

Những du học sinh đã hi sinh thời gian họ hành của họ để biến cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn.

Trong quá khứ, hầu hết du học sinh đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng ngày nay những người mới đến từ Nepal, Vietnam và các nước Đông Nam Á khác. Điểm chung của những du học sinh này là họ ưu tiên việc đi làm; chỉ có một chút thời gian hay năng lượng để dành cho nhưng mục đích đưa họ đến đây.

Các trường tiếng Nhật được mở khắp nước Nhật; những trường học này dán đầy những tin quảng cáo công việc ở nhà hàng, siêu thị,… trên bảng tin. Mặc dù họ là du học sinh và được quy định không thể làm quá 28 tiếng/ tuần; nhưng họ có xu hướng phá luật và việc học hành của họ trở thành một giấc mơ xa xỉ.

Không ai muốn đối diện với thực tại của ngành dịch vụ. Đó là việc thiếu lao động dẫn tới việc du học sinh phải giảm bớt chuyện học hành.

Một người hoài nghi sẽ cho rằng chính phủ không quan tâm đến tương lai của Du học sinh. Anh ta có thể đúng. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu 300,00 du học sinh và gần đạt tới mốc đó. Nhưng bạn hãy nhìn vào thực tại trước khi có thể ăn mừng.

Những du học sinh trẻ tuổi này đang lãng phí sức lao động và thời gian quý báu của họ để làm lợi cho những ông chủ xa cách thay vì cống hiên cho mục tiêu của mình. Liệu Du học sinh có thể thu được những kiến thức và kỹ năng giúp họ đạt được ước mơ? Lời khuyên từ Văn phòng dịch vụ Visa xuất khẩu lao động và du lịch cho du học sinh: Các bạn là du học sinh, nhiệm vụ chính của các bạn là đi học tập, việc làm thêm chỉ là việc phụ, giúp du học sinh có thể chi trả được học phí cũng như sinh hoạt phí trong suốt quá trình học tập và làm việc tại Nhật Bản. Không nên quá sa đà vào việc làm, làm thêm quá nhiều, dẫn tới xao nhãng việc học, thành tích học tập giảm sút, bạn có thể bị trục xuất về nước nếu làm thêm quá nhiều.

Chúc bạn may mắn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *