TIẾNG ĐỨC CÓ KHÓ HỌC NHƯ BẠN NGHĨ KHÔNG ?

Tiếng Đức có gốc từ German và một phần từ được lấy từ tiếng Latinh, Anh, chính vì vậy đây là ngôn ngữ được đánh giá có tính đa tâm. Mỗi năm, số sách xuất bản bằng tiếng Đức chiếm 10% tổng đầu sách được phát hành trên toàn thế giới. Tiếng Đức được xếp vị trí số 3 ở mức độ phổ biến (chỉ sau tiếng Anh và tiếng Trung).
Đức được xem là nền kinh tế đầu tàu của Châu Âu, thuộc top đầu kinh tế trên thế giới. Đức thực sự sẽ là thiên đường thu hút du học cũng như lao động của học sinh quốc tế. Tầm quan trọng của tiếng Đức giúp các du học sinh, người lao động có thể phát triển về mặt giao tiếp trong học cũng như công việc. Các chính sách phát triển cũng như đãi ngộ tốt với người ngoại quốc. Chính vì thế, Đức ngày càng trở nên thú vị của nhiều người du học cũng như phát triển sự nghiệp tương lai.
hoc-tieng-duc-co-kho-khong
Học tiếng đức có khó không
Học tiếng Đức không chỉ là cách để chúng ta tiếp cận với một nền văn hoá mới, có thêm nhiều bạn bè mà còn là chìa khoá để mở cánh cửa du học và làm việc tại Đức. Tiếng Đức là một trong những hệ thống ngôn ngữ lớn nhất trong khu vực Châu Âu và thế giới. Tiếng Đức là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh Châu Âu, đây còn là tiếng nói chung của Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia lân cận. Vì vậy có tiếng Đức trong tay, bạn có thể tự tin sống và làm việc khắp Châu Âu.

3 LÝ DO CHỨNG MINH TIẾNG ĐỨC KHÔNG HỀ KHÓ

(1) Tiếng Đức có cùng hệ chữ Latinh giống tiếng Việt nên dễ dàng cho việc làm quen và nhận biết mặt chữ. Ở Đức, người ta cũng dùng bảng chữ cái Alphabet gồm 30 ký tự, trong đó có 26 ký tự giống tiếng Anh và 4 ký tự mới khác là ä, ü, ö, ß.

(2) Tiếng Đức có cách đánh vần tương tự Tiếng Việt

Các nguyên âm trong tiếng Đức có cách đọc giống tiếng Việt, có 3 biến âm có cách phát âm khác là: Các phụ âm trong tiếng Đức cũng có cách phát âm khá giống tiếng Việt. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý cách đọc một số phụ âm sau:
/ä/: phát âm là a-ê /g/: đọc là “gê” và kéo dài vần “ê”
/ü/: phát âm là o-ê /h/: đọc là ha
/: phát âm là u-ê /t/: đọc là “thê” và kéo dài phần “ê”
/k/: phát âm chữ k sâu trong cổ họng và đọc có hơi hơn chữ “k” trong tiếng Việt

(3) Nhiều từ trong tiếng Đức có nghĩa và phát âm gần giống với Tiếng Anh.

Ví dụ: Buch (book), Haus (House), Lich (light), gut (good), Preis (Price)…

LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ĐỨC

lo-trinh-hoc-tieng-duc
Lộ trình học tiếng đức

Tiếng Đức được chia thành 6 cấp độ cơ bản:

Trình độ A1: Đây là mức độ căn bản dành cho những người mới bắt đầu tiếp xúc và học tiếng Đức. Sau khi học bạn có thể giao tiếp cơ bản & hiểu được những tình huống giao tiếp phổ thông của đối phương. A1 chỉ mất khoảng 80-90 giờ học.

Trình độ A2: Ở mức độ này, bạn sẽ chủ yếu thực hiện các hành động giao tiếp và kỹ năng viết cơ bản.  Bạn có thể nghe, nói, tự tin giao tiếp với các chủ đề bằng những chuỗi câu/ đoạn văn ngắn. Với mức độ này, thời gian học trung bình chỉ mất 90 giờ học.

Trình độ B1: Đây là chứng chỉ quan trọng để đi du học Đức. Ở cấp độ B1, bạn sẽ được mở rộng kiến thức về tiếng Đức của mình. Khi hoàn thành chứng chỉ B1, bạn có thể tự tin giao tiếp, hiểu rõ ý của đối phương và dễ dàng bày tỏ quan điểm/ ý kiến của bản thân mình bằng tiếng Đức. Thời gian học dao động từ 98-108 giờ học.

Trình độ B2: Ở B2 thì chúng ta học cách áp dụng những gì đã học ở B1 vào trong công việc và cuộc sống thực tế như giao tiếp và nói chuyện như một người Đức, soạn thảo các văn bản hành chính của công ty. Lúc này, bạn đã thành thạo được 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết và tự tin giao tiếp một cách lưu loát với người bản địa. Bạn cũng có thể thuyết trình, trình bày một vấn đề trước toàn thể mọi người. Thời gian học dao động từ 98-108 giờ học

Trình độ C1 và C2: Bạn sẽ mất thời gian khá lớn (400-500 giờ học), để phục vụ cho những chuyên ngành/ dự án nghiên cứu các luận văn, thành thạo như tiếng mẹ đẻ.

BÍ QUYẾT CHINH PHỤC TIẾNG ĐỨC

bi-quyet-hoc-tieng-duc
Bí quyết học tiếng đức

(1) Đặt mục tiêu cụ thể

Tất cả mọi dự định và kế hoạch đều phải được đặt mục tiêu ngay từ ban đầu. Muốn chinh phục được tiếng Đức hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác, chúng ta nên đưa ra một định hướng rõ ràng về thời gian, chỉ tiêu và kết quả. Đây là 3 yếu tố cần xác định đầu tiên làm cơ sở theo dõi hiệu suất học tập/ làm việc của bản thân.

Thay vì đưa ra các mục tiêu chung chung như “Tôi sẽ học tốt tiếng Đức” thì hãy lên nhiệm vụ chi tiết hằng ngày như: Tôi sẽ học 10 từ vựng về chủ đề A mỗi ngày, luyện nói tiếng Đức trong 15 phút vào thứ 3, 5, 7 hàng tuần, đọc một câu chuyện bằng tiếng Đức trước khi đi ngủ vào mỗi tối…

(2) Học từ vựng theo ngữ cảnh hằng ngày

Hãy dành một ít thời gian để học từ vựng trong các hoạt động hằng ngày của bạn, điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn và sử dụng chúng một cách tự nhiên. Để giao tiếp thành thạo tiếng Đức, điều kiện đầu tiên là chúng ta có đủ vốn từ để có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh.

Bạn nên học những từ vựng về chủ đề cuộc sống hằng ngày để có thể vận dụng thường xuyên như giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đi chơi, ăn uống, nghỉ ngơi… Hãy cố gắng học những chủ đề đơn giản và gắn liền với cuộc sống hằng ngày của bạn, đừng tự tạo áp lực cho bản thân phải học những từ vựng về chủ đề trừu tượng như khoa học, kỹ thuật ngay khi mới bắt đầu.

(3) Nghe và đọc nhiều lần

Đối với những từ mới, bạn có thể nghe cách phát âm và đọc lại nhiều lần. Nếu bạn là người mới bắt đầu, việc luyện nghe càng nhiều càng tốt. Nghe nhiều sẽ giúp bạn làm quen với cách phát âm và hình dung được mặt chữ.

(4) Học theo nhóm

Đôi khi học một mình có thể sẽ khiến bạn cảm thấy không có động lực, dễ dàng buông bỏ. Nếu có cơ hội được tiếp xúc với những người cùng chí hướng, bạn có thể hợp tác với họ thành một nhóm để học tập và thực hành cùng nhau. Tinh thần học nhóm khá cao, vì thế áp dụng cách này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho bạn.

(5) Giao tiếp thường xuyên

Giao tiếp giúp bạn ghi nhớ và triển khai các từ vựng trong quá trình học một cách tốt nhất. Bạn có thể tìm những người cùng học tiếng Đức hoặc những người bạn Đức thông qua các hội nhóm trên Facebook, câu lạc bộ tiếng Đức, một số ứng dụng tìm bạn khác như Hello talk, Tandem, Interpals để nói chuyện một cách thường xuyên và cải thiện kỹ năng giao tiếp.

(6) Tự học tiếng Đức qua Youtube

Có nhiều kênh Youtube Đức giúp chúng ta luyện khả năng nghe và biết thêm các từ mới. Những nội dung thú vị trong các video Youtube sẽ làm bạn cảm thấy hứng thú, kích thích tư duy và cải thiện kỹ năng nghe.

Bạn có thể tìm kiếm các vlog về cuộc sống hằng ngày ở Đức để nghe cách người bản xứ nói chuyện và bắt chước họ cách dùng từ. Hoặc xem các chương trình truyền hình của Đức, giọng nói và cách phát âm trên các chương trình truyền hình được đánh giá khá chuẩn nên bạn có thể yên tâm để nghe và đọc theo.

Có rất nhiều phương pháp học được đưa ra, chúng ta nên trải nghiệm từng bước một và tìm ra cho mình cách học phù hợp và hiệu quả để đem lại một kết quả tốt nhất. Chúc các bạn thành công trên hành trình chinh phục tiếng Đức!!!

Để được tư vấn chi tiết về đơn hàng, ứng viên vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Liên hệ trực tiếp tới hotline của công ty: 0973 96 57 88 

Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Phone, Zalo, Facebook, Skype 

Email: vanphongvieclamxuatkhau@gmail.com

Website: vieclamxuatkhau.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *